728x90 AdSpace

News

Powered by Blogger.
Sunday, November 17, 2013

Hướng đẫn sử dụng Seo Quake


  SEOQuake toolbar cho phép bạn biết các chỉ số đánh giá website.
Bao gồm:
Alexa rank
Page rank
Google index
Bing index
Twitter tweet
Facebook likes
Google +1
Internal link
External link
Trong đó các thông tin bạn cần chú ý là alexa rank,page rank,google index,Internal link và External link
Alexa rank là chỉ số xếp hạng website của alexa.
Page rank là chỉ số xếp hạng website của Google. Chỉ số từ 0-10.bạn có thể cài thêm addon Page rank checker để xem trực quan hơn

Google index là số trang trên website của bạn được google đánh chỉ mục.bạn nên cài google webmaster tool để xem thống kê về việc index các kết quả trên google
Internal Link là liên kết nội liên kết.số liên kết trong cùng domain.
External link là liên kết ngoại liên kết.số liên kết đến các website khác.bạn nên để là nofollow để tránh bị chia sẻ Pagerank
Ngoài các thông tin trên SEO Quake còn có 1 chức năng hỗ trợ bạn trong việc phân tích website đó là Diagnosis
Chúng ta cùng phân tích các kết quả mà công cụ này mang lại cho chúng ta
Đầu tiên bạn truy cập vào website cần phân tích.mình lấy ví dụ trang http://webrenhat.net
Trên thanh SEOquake bạn click vào Diagnosis và 1 bảng phân tích hiện ra

Chúng ta sẽ xem các đánh giá của SEO quake về
  1. URL:đường dẫn tới trang web.

Ở đây SEOquake hiện biểu tượng màu xanh tức là đạt yêu cầu.
Đối với url bạn nên để đường dẫn thân thiên,
Tức là đường dẫn không quá dài (70 ký tự) và chứa từ khóa cần SEO
  1. Title:tiêu đề bài viết

Ở đây SEO Quake hiện biểu tượng màu vàng,tức là gần đạt yêu cầu
Độ dài của title ở đây là 92 ký tự.Bạn nên rút ngắn xuống dưới 70 ký tự vì trong kết quả tìm kiếm google chỉ cho hiện 70 ký tự trong tiêu đề.
Và tiêu đề nên chứa các từ khóa nội dung và phải tự nhiên
  1. Meta Description:Thẻ mô tả trang web

Meta description không có giá trị trong SEO nhưng nó cực kỳ quan trọng bởi nếu meta description hay sẽ làm tăng tỷ lệ người click vào site của bạn.
Điều này là vô cùng cần thiết.nên bạn cố gắng viết thêm thẻ mô tả cho tất cả các site của bạn một cách súc tích,ngắn gọn và làm nổi bật được nội dung trang web đề cập tới,
Meta description nên để ngắn dưới 160 ký tự. do google chỉ hiện 160 ký tự trong kết quả tìm kiếm
  1. Meta keyword

Có thể nói meta keyword đã không còn bất kỳ giá trị nào trong seo nhưng cũng không vì thế mà bỏ qua nó,bạn nên chèn các từ khóa xuất hiện trong trang vào thẻ này.số lượng khoảng 4-5 từ khóa

  1. Thẻ Headings

Tiếp theo chúng ta sẽ xem các đánh giá về thẻ Headings
Thẻ Heading là thẻ dùng để highlight các từ khóa quan trọng trong trang web của bạn.
Nó gồm các thẻ từ h1-> h6 và độ quan trọng giảm dần
Ở đây bạn cũng nên biết các chuẩn trong việc sử dụng các thẻ headings như sau
Thẻ H1.
Là thẻ quan trọng nhất,nó chỉ xuất hiện 1 lần trong 1 trang web.
Bạn nên chèn nó vào từ khóa chủ chốt mà nội dung website bạn nói tới.
Thẻ H2,
Trong thực tế bạn có thể chèn bao nhiêu thẻ h2 tùy thích,nhưng để tốt nhất bạn nên để từ 3-5 thẻ h2 nếu nội dung trang web của bạn chứa dưới 5000 từ.
Thẻ h3:
Tương tự thẻ h2 tuy nhiên độ quan trọng của thẻ h3 không bằng thẻ h2 nên mật độ thẻ h3 cũng có thể nhiều hơn,từ 8-10 thẻ h3 nếu nội dung trang web của bạn dưới 5000 từ
Các thẻ h4-h6 tùy bạn sử dụng
  1. Images

Bạn đang nghĩ ảnh thì có ảnh hưởng gì tới SEO mà đề cập tới thẻ Img ở đây?
Nếu đó đúng là suy nghĩ của bạn thì bạn đã đúng 1 phần, tuy nhiên nó lại sai nếu người dùng tìm kiếm hình ảnh với cùng 1 từ khóa.
Hình ảnh không nói lên nội dung của 1 trang web tuy nhiên bằng hình ảnh sẽ kích thích người đọc hơn bởi nó có khả năng mô tả nội dung một cách trực quan và dễ hiểu hơn.
Nhưng Google nói riêng hay các công cụ tìm kiếm nói chung sẽ không đọc được nội dung của một bức ảnh vì thế thẻ alt và title là thẻ quan trọng với tất cả hình ảnh trong website của bạn.
Bạn cần phải chèn nó vào bất kỳ hình ảnh nào trong site của bạn,tuy nhiên bạn có thể bỏ qua nếu bức ảnh đó không quan trọng với nội dung của bạn.
Ở đây SEOquake thống kê cho ta thấy có 5 bức ảnh không có thẻ alt.bạn có thẻ viewsoure của trang web đó và search với từ khóa “< img" để xem bức ảnh nào không có thẻ alt và title
  1. Text/html ratio

Là tỷ lệ text / các thẻ html.
Trang web của bạn nên có càng nhiều text càng tốt.vì google chỉ hiểu được nội dung trang web dưới dạng text mà thôi.tuy nhiên cái quan trọng nhất vẫn là người đọc, bạn không thể viết những câu vô nghĩa để lừa công cụ tìm kiếm được.vì SE chỉ đánh giá cao những site được nhiều người đọc mà thôi.
  1. Frames:

Đôi khi site của bạn bị hack và hacker để lại 1 frame trong website của bạn.khi 1 người nào đó truy cập vào site của bạn thì đồng thời Google cũng tính người đó truy cập cả vào trang mà hacker đặt trong frame
Google sẽ không thích điều này chút nào vì thế bạn nên kiểm tra trong code của bạn có bất kỳ frame nào hay không?bạn có thể kiểm tra bằng cách viewsource website của bạn và search với từ khóa iframe
Hy vọng site của bạn không chứa bất kỳ frame nào.
  1. Flash

Rất nhiều chủ website thích sử dụng Flash bởi tính trực quan của nó, và vì flash có các hiệu ứng đẹp
Có thể Flash sẽ làm cho website đẹp nhưng nó lại có những điểm không tốt đó là
_Ảnh hưởng tới tốc độ load website
Flash sẽ rất nặng nên việc load 1 flash sẽ khiến mất nhiều thời gian hơn và điều đó khiến người dùng truy cập vào website của bạn cảm thấy khó chịu hơn.họ có thể sẽ tắt site của bạn và tìm kiếm tới 1 trang web khác có cùng nội dung.
 _Ảnh hưởng tới SEO.
Giống như Images Google sẽ không thể hiểu được nội dung của 1 file flash
=>Cố gắng hạn chế sử dụng flash đến mức tối thiểu.
  1. Robot.txt

Bạn đã bao giờ nghe tới file này chưa?
Thực tế robot.txt là file điều hướng  bọ của SE .
SE có thể lọc được kết quả tìm kiếm trên web là dựa vào việc sử dụng các con bọ để craw các website .
Đôi khi bạn có những nội dung cần bảo mật vd như đường dẫn tới trang quản trị,đường dẫn tới thư mục chứa nội dung nội bộ. bạn có thể sử dụng file Robot.txt để chặn các chú bọ của SE không đánh chỉ mục vào các trang đó
VD:trong trang http://webrenhat.net bạn có thư mục administrator là đường dẫn đến trang quản trị của bạn và bạn không muốn nó xuất hiện trên kết quả tìm kiếm.
Bạn có thể tạo file Robot.txt và thêm vào đó nội dung
User-agent: *
Disallow: /administrator
  1. XML sitemap

Xml sitemap là 1 file vô cùng quan trọng, nó chứa tất cả đường dẫn tới các trang trên website của bạn.
Để tạo sitemap bạn có thể xem bài viết các tool tạo sitemap trên webrenhat.net
Sau  khi tạo được file xml sitemap bạn sẽ upload file sitemap.xml lên thư mục gốc của website sau đó truy cập Google webmaster để thông báo với Google

Sitemap.xml giúp Google craw site của bạn nhanh hơn.bình thường bạn phải đi submit các bài viết,các trang trên site của bạn lên google bằng công cụ submit website,như vậy sẽ mất rất nhiều thời gian nếu số lượng trang trên site của bạn quá lớn.việc tạo sitemap.xml sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian và giúp Google đánh chỉ mục 1 cách thuận lợi hơn
  1. Language/Doctype/Encoding

Là các thuộc tính của 1 file html chuẩn.
Bạn cần thêm các thuộc tính này vào trong thẻ head của website.Nếu site của bạn báo đỏ đối với các yêu cầu này.có thể viewsource site của mình để lấy
Cái này nó không ảnh hưởng nhiều nên bạn không cần bận tâm quá nhiều tới nó
  1. Google Analytics



Công cụ phân tích website tốt nhất hiện nay đó là Google analytics
Nó là công cụ không thể thiếu đối với bất kỳ webmaster nào.
Nếu bạn chưa biết về Google Analytics vui lòng đọc bài viết sau <Hướng dẫn cài đặt google analytics>
  1. Gzip



Bạn có thể hiểu nôm la về Gzip như winrar trên windows .công cụ này cho phép webmaster nén trang web để làm giảm dung lượng website =>quá trình tải site sẽ nhanh hơn.sau khi tải xong trình duyệt sẽ tự động giải nén và hiển thị nội dung website cho bạn
Quá trình này sẽ giúp site của bạn load nhanh hơn.
Đối với các website sử dụng host linux bạn có thể chèn đoạn code sau trong file .htaccess để nén Gzip
AddOutputFilterByType DEFLATE text/html text/plain text/xml application/xml application/xhtml+xml text/javascript     text/css application/x-javascript
BrowserMatch ^Mozilla/4 gzip-only-text/html
BrowserMatch ^Mozilla/4.0[678] no-gzip
BrowserMatch bMSIE !no-gzip !gzip-only-text/html
  1. Favicon
Là 1 biểu tượng được hiển thị bên cạnh title của website.
Thêm Favicon bằng cách chèn đoạn code sau vào thẻ head của website
<link rel="shortcut icon" href="favicon.ico" type="image/x-icon" />
Có thể bỏ qua các yếu tố khác trong danh sách các yếu tố ảnh hưởng tới SEO của SEO quake như
  1. Geo meta tags.thẻ meta chỉ định khu vực hoạt động của website.cái này sẽ ảnh hướng tới SEO local
  2. Dublin Core:Cái này mình cũng chẳng biết nó là cái gì nữa :D
  3. Microformats:không bít là cái gì luôn
  4. Feeds: là file cho phép các website khác lấy tin tự động từ site của bạn

Vậy là chúng ta đã phân tích xong toàn bộ các yếu tố ảnh hướng tới SEO và cách khắc phục nếu site của bạn xuất hiện các lỗi trên.
  • Blogger Comments
  • Facebook Comments

0 nhận xét:

Post a Comment

Item Reviewed: Hướng đẫn sử dụng Seo Quake Rating: 5 Reviewed By: nguyễn thị thu
Scroll to Top